Hướng đi an toàn cho các thương hiệu trong thế giới của NFT

NFT đã tạo ra một nền kinh tế sôi động với sự tham gia của nhiều nhãn hàng tiềm năng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cần đến sự hỗ trợ của các công ty dịch vụ để tìm ra lối đi an toàn.

Trong suốt một năm qua, hàng loạt các thương hiệu lớn đang chạy đua với nhau trên nền tảng NTF. Mức độ bùng nổ của thị trường này đã vượt qua dự đoán của cả thế giới. 

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà NFT mang lại thì đây cũng là nơi đầy rẫy nguy cơ. 

Non-fungible token (NFT) là một loại bằng chứng xác thực quyền sở hữu của một người đối với một tài sản kỹ thuật số (tranh ảnh, video, âm thanh kỹ thuật số…).Non-fungible token (NFT) là một loại bằng chứng xác thực quyền sở hữu của một người đối với một tài sản kỹ thuật số (tranh ảnh, video, âm thanh kỹ thuật số…).

Chính vì vậy các công ty tiếp thị đã tìm ra cách hỗ trợ các thương hiệu sử dụng NFT để củng cố hình ảnh nhãn hàng đồng thời thu hút khách hàng mới và mở rộng doanh thu.

Cụ thể, các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số dưới dạng NFT sẽ được xác thực và đem đi đấu giá trên nền tảng Rarible (thị trường dành cho các loại hàng hóa kỹ thuật số) và Opensea (thị trường lớn nhất thế giới dành cho NFT).

Cũng trong năm nay, các thương hiệu trên thế giới bắt đầu gia nhập vào cuộc chơi của NFT.

Một số gương mặt vàng trong thị trường này đã đưa ra những chiến lược vô cùng sáng tạo. 

Chẳng hạn như Pizza Hut Canada đã thành công và thu hút sự chú ý của khách hàng khi sử dụng hình pixel để mô phỏng lát pizza của hãng để quảng bá công thức mới.

Taco Bell đã lên kế hoạch bán GIF và hình ảnh liên quan đến thương hiệu của mình dưới dạng NFT để hỗ trợ Học bổng Live Más. 

Dự án này nhanh chóng chiếm được sự chú ý của khách hàng, giúp Taco Bell phát triển thương hiệu cũng như tăng lợi nhuận của nhãn hàng.

Ngoài ra không thể không nhắc đến cái tên Charmin - thương hiệu đã công bố phiên bản kỹ thuật số của giấy vệ sinh (giấy vệ sinh NFT) gây xôn xao dư luận trong cộng đồng Blockchain. 

Với mục đích đem số tiền thu được quyên góp cho tổ chức từ thiện cứu trợ nhân đạo Direct Relief, Charmin đã dễ dàng chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng và đồng thời tăng vốn đầu tư của hãng.

 

Charmin thu lại lợi nhuận lớn khi bán đấu giá ba tác phẩm nghệ thuật được gọi là “NFTPs” (giấy vệ sinh NFT).Charmin thu lại lợi nhuận lớn khi bán đấu giá ba tác phẩm nghệ thuật được gọi là “NFTPs” (giấy vệ sinh NFT).

Thế nhưng đây cũng là sự liều lĩnh của các nhãn hàng khi tham gia vào “sân chơi mới ” NFT.

Vì vậy các nhà tiếp thị muốn hỗ trợ các thương hiệu gia nhập vào thị trường tiềm năng này.

 

Sosti Ropaitis, phó chủ tịch điều hành của MediaLink, một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực NFT.Sosti Ropaitis, phó chủ tịch điều hành của MediaLink, một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực NFT.

Ông Sosti Ropaitischo cho biết: “Những hành động liều lĩnh của nhãn hàng phần lớn là cách để họ thử sức mình trong một không gian mới.”

“Với tư cách là một nhà tiếp thị thì lý do mà tôi quan tâm không phải vì đó là thứ tạo ra các tiêu đề, mà bởi vì nó có thể là một khả năng trong tương lai,” ông Ropaitis nói thêm.

Hơn nữa, các công ty dịch vụ cho rằng các thương hiệu sẽ đi sai hướng nếu không áp dụng các tư tưởng của thời đại.

 

Craig Elimeliah, giám đốc sáng tạo điều hành tại VML Y&R New York, là một trong 20 người chiến thắng của “Chiến dịch US 40 Over 40” năm 2020.Craig Elimeliah, giám đốc sáng tạo điều hành tại VML Y&R New York, là một trong 20 người chiến thắng của “Chiến dịch US 40 Over 40” năm 2020.

Ông Craig Elimeliah cho biết: “Văn hoá tư bản chính là lợi thế của chúng ta, nếu chúng ta không hành động ngay thì sẽ trở nên tụt hậu.”

Đầu năm nay, công ty dịch vụ của Craig Elimeliah đã tạo ra ba NFT và hãng đồ ăn nhẹ Goldfish đã sử dụng nó nhằm quảng bá cho sự hợp tác với Frank's RedHot. 

Ông Elimeliah cho hay “Việc các thương hiệu muốn nhảy vào thứ gì đó nhanh chóng và khẳng định bản thân là điều hết sức bình thường".

“Đôi khi tôi tin rằng họ làm điều đó nhằm mục đích hiểu rõ hơn về cách mà một thứ mới mẻ tỏa sáng và đem lại lợi ích cho thương hiệu". ông Elimeliah nói thêm.

Cho đến nay, NFT đã liên tục gây chú ý khi các nhà đầu tư tiềm năng và các công ty dịch vụ đã bỏ ra một số tiền không hề nhỏ để đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của nền tảng NFT.

Theo như một báo cáo từ trang NonFungible.com cho thấy “Khối lượng giao dịch NFT là hơn 754 triệu USD trong quý 2 năm nay, tăng đến 48% so với quý 1”.

 

Trang Nonfungible.com - trang web theo dõi các giao dịch mới nhất trên nền tảng NFT, đã đưa ra báo cáo về thị trường NFT trong quý 2 năm 2021.Trang Nonfungible.com - trang web theo dõi các giao dịch mới nhất trên nền tảng NFT, đã đưa ra báo cáo về thị trường NFT trong quý 2 năm 2021.

Tuy gặt hái được nhiều thành công nhưng NFT cũng gặp phải rào cản lớn chính là những người không am hiểu công nghệ.

Một minh chứng cho rào cản đó là hầu hết các giao dịch đều thông qua tiền ảo Ethereum, có nghĩa là bạn phải biết cách dùng ví Ethereum thông qua MetaMask. 

Đối với một người không hiểu những điều trên là gì thì với họ NFT chỉ là bức ảnh chất lượng thấp của một lát pizza. 

Ông Ropaitis cho rằng: “Đó là trách nhiệm của thương hiệu, họ sáng tạo để xóa bỏ rào cản đó hoặc hỗ trợ khách hàng để ít nhất họ có một mức độ hiểu biết về những gì mình đang tham gia.” 

“Các thương hiệu đã làm đúng khi xây dựng môi trường của riêng họ, thậm chí là cả blockchain của riêng họ.”, ông Ropaitis nói thêm

 

Đây là 1 trong 5 NFT do Taco Bell tạo ra, có tiêu đề “Transformative Taco” và được bán với giá khoảng 18.000 USD trên nền tảng Rarible.Đây là 1 trong 5 NFT do Taco Bell tạo ra, có tiêu đề “Transformative Taco” và được bán với giá khoảng 18.000 USD trên nền tảng Rarible.

Ngoài ra, Ropaitis cho biết.“Trách nhiệm của thương hiệu là hướng dẫn khách hàng để họ hiểu được hướng đi của thương hiệu đó".

Đối với các thương hiệu, cơ hội tiếp thị của NFT tương tự như là chuyển đổi khái niệm từ thế giới thật sang thế giới ảo. 

Cụ thể hơn phải nhắc đến Metaverse (là không gian ảo nơi mọi người dành thời gian và tương tác) đã nổi lên như một trào lưu trong thời gian gần đây.  

 

“Metaverse” là một trào lưu mới nhất để nắm bắt trí tưởng tượng của ngành công nghệ, đến nỗi Facebook đang đổi thương hiệu để báo hiệu sự thay đổi trong tương lai.“Metaverse” là một trào lưu mới nhất để nắm bắt trí tưởng tượng của ngành công nghệ, đến nỗi Facebook đang đổi thương hiệu để báo hiệu sự thay đổi trong tương lai.

Nhưng trên thực tế, Metaverse vẫn là một khái niệm mới. 

Một báo cáo từ trang Wunderman Thompson chỉ ra rằng 38% người tiêu dùng toàn cầu đã nghe nói về metaverse.

Ông Ropaitis tin rằng “Điều đó nói lên văn hoá của người tiêu dùng, danh tính ảo của họ có giá trị hơn danh tính thực”. 

“Khách hàng chi nhiều tiền hơn vào cửa hàng giày trực tuyến so với cửa hàng truyền thống vì họ dành nhiều thời gian trong ngày để tương tác với bạn bè ảo". ông Ropaitis nói thêm.

Mặc dù một số nhãn hàng vẫn chưa hiểu rõ về thị trường NFT nhưng các công ty vẫn lựa chọn tham gia vào môi trường trực tuyến tồn tại rất nhiều nguy cơ này.

Bởi vì đa phần các thương hiệu xây dựng website là để nhanh chóng hòa nhập với xu hướng của thế hệ.

Ông Ropaitis phát biểu: “Tôi nghĩ rằng nền tảng NFT cần sự chú ý và tính chính thống, và tôi tin rằng bất kỳ thương hiệu nào cố gắng đạt được những điều trên đều được chào đón".

Nguồn: Marketing Brew

Bài viết liên quan

E.M Ơi và đội ngũ đằng sau người mẫu ảo đầu tiên tại Việt Nam
E.M Ơi và đội ngũ đằng sau người mẫu ảo đầu tiên tại Việt Nam
Instagram Reels là gì? Tất tần tật về Instagram Reels-đối thủ mới với tham vọng xoán ngôi TikTok
Instagram Reels là gì? Tất tần tật về Instagram Reels-đối thủ mới với tham vọng xoán ngôi TikTok
YouTube Shorts chính thức có mặt tại Việt Nam
YouTube Shorts chính thức có mặt tại Việt Nam
VÌ SAO MARKETING TRẢI NGHIỆM HẬU ĐẠI DỊCH LÀ MỘT ĐIỀU THIẾT YẾU
VÌ SAO MARKETING TRẢI NGHIỆM HẬU ĐẠI DỊCH LÀ MỘT ĐIỀU THIẾT YẾU