Quản trị doanh nghiệp lấy CSR làm trọng tâm

Khi làn sóng dịch bệnh lần thứ tư có nguy cơ kéo dài và tác động nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không quay lưng với các chương trình trách nhiệm xã hội (CSR).

Trong đó, cách làm CSR phổ biến nhất là ủng hộ tài chính, đặc biệt là đóng góp vào Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 của Chính phủ. 

CEO YODY Nguyễn Việt Hòa đưa cả gia đình lên livestream bán hàng, góp tiền ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 của Chính phủ.CEO YODY Nguyễn Việt Hòa đưa cả gia đình lên livestream bán hàng, góp tiền ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 của Chính phủ.  

Mới đây, tạp chí Forbes Việt Nam đã ghi nhận sự đóng góp của hơn 30 doanh nghiệp hào phóng (không xếp hạng mức độ đóng góp), có thể kể đến vài cái tên như Samsung, Vinamilk, VNG, ACB, Cen Group... Đáng chú ý, doanh nhân Lê Văn Kiểm, Chủ tịch HĐQT Công ty Golf Long Thành đã ủng hộ cho quỹ này số tiền 500 tỷ đồng.

Một hình thức đóng góp thiết thực hơn là hỗ trợ các sản phẩm, thiết bị y tế cho công tác phòng chống dịch bệnh. Đơn cử, các chuyên gia và dây chuyền sản xuất của Vingroup đã nhanh chóng cung ứng 100 lô máy thở cho Bắc Giang - "tâm dịch" trong làn sóng thứ tư. Công ty VGH đã trao 100 nghìn chiếc khẩu trang y tế cao cấp VG Pro Mask đến tận tay các cán bộ y tế tuyến đầu.

Đặc biệt, Công ty Altai Sibiri đã phối hợp cùng các tình nguyện viên Bắc Giang kỳ công nấu liên tục trong một tuần lễ 7.500 suất cháo nhung hươu để mang đến bữa ăn giàu dưỡng chất quý, nâng cao sức bền cho các y bác sĩ tại đây.

7.500 suất cháo nhung hươu giàu dinh dưỡng của công ty Altai phục vụ tuyến đầu chống dịch tại Bắc Giang.7.500 suất cháo nhung hươu giàu dinh dưỡng của công ty Altai phục vụ tuyến đầu chống dịch tại Bắc Giang.

Những hoạt động vì cộng đồng của các doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện cái nhìn đầy lạc quan, hy vọng giữa diễn tiến dịch bệnh căng thẳng. Không còn là sự chọn lựa, nhận thức về trách nhiệm và hành động quyết liệt để khẳng định trách nhiệm xã hội đã trở nên bắt buộc trong tình thế hiện nay.

Chính sự chung tay đóng góp cho cộng đồng đã khẳng định: Chính phủ không đơn độc trong cuộc chiến. Hơn ai hết, các doanh nghiệp, với vai trò là nhân tố then chốt trong nền kinh tế, đều vô cùng mong mỏi được trực tiếp kề vai sát cánh với đội ngũ y tế, triển khai nhiều sáng kiến và hoạt động thiết thực để các chiến sĩ áo trắng an tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Ông Trần Văn Tuyển, CEO hãng điện tử Hikawa cho rằng, bài học nằm lòng của giới kinh doanh khi khởi sự là không còn xem sản phẩm chất lượng là lợi thế cạnh tranh mà thay vào đó là đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.

Ông Trần Văn Tuyển (giữa) - CEO thương hiệu điều hòa HikawaÔng Trần Văn Tuyển (giữa) - CEO thương hiệu điều hòa Hikawa

Trích dẫn một bài báo từ Harvard Business Review, bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Dale Carnegie chỉ ra, doanh nghiệp không thể phát triển trong một môi trường có nhân viên, khách hàng và cộng đồng không lành mạnh, một hành tinh đầy rủi ro và một xã hội rạn nứt.

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Dale Carnegie.Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Dale Carnegie

Vì thế, để chuyển đổi sang một tương lai bền vững hơn, trong đó các tập đoàn phục vụ tất cả các bên liên quan mà không chỉ nhà đầu tư, các nhà điều hành phải suy nghĩ lại sứ mệnh của họ.

Ông Nguyễn Việt Hòa, CEO hãng thời trang nội địa YODY cũng cho rằng, sứ mệnh càng lớn thì mục tiêu kinh doanh luôn đi cùng với trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội và cả đất nước.

Đơn cử như trong ngành dệt may, thời trang, giấc mơ thoát khỏi “phận gia công” là mong muốn của nhiều người, nhiều doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, hiện thực vẫn rất xa vời. Vì thế, để hiện thức hóa giấc mơ này, YODY với hơn 3.000 nhân viên phải biến nó thành sứ mệnh như một tôn chỉ hành động.

Theo đó, sứ mệnh đặt ra là phải bằng mọi cách có thể đưa sản phẩm thời trang Việt có chất liệu tốt, dịch vụ tốt đến tận tay khách hàng tại các vùng miền Việt Nam và trên Thế Giới.

Trong suốt thời gian qua, mọi hoạt động và chiến lược của công ty đều gắn liền với sứ mệnh này. 

Mới đây, khi ra mắt thương hiệu YODY Kids, nguyện vọng lớn nhất của YODY là YODY Kids nói riêng và thị trường thời trang trẻ em nói chung là có thể ngày càng phát triển để toàn bộ trẻ em Việt Nam đều có thể được sử dụng những sản phẩm “Made in Việt Nam” chất lượng tốt với giá thành hợp lý.

Sứ mệnh đưa sản phẩm thời trang Việt chất lượng cao tới mọi miền Tổ quốc và thế giới gắn liền với YODY.

Theo YODY, nhiều dòng sản phẩm chủ lực mới của YODY Kids đều được sản xuất từ nguyên liệu thuần tự nhiên, thân thiện với mội trường, chẳng hạn sợi bông hữu cơ tự nhiên hay bã hạt cà phê và sợi tái chế.

CSR giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình

Bà Linh cũng cho rằng, khi doanh nghiệp đặt ra sứ mệnh càng lớn thì cũng hình thành nên xu hướng chuyển đổi doanh nghiệp trên thế giới trong những năm gần đây, từ doanh nghiệp kinh doanh thành doanh nghiệp xã hội.

Khái niệm doanh nghiệp xã hội không phải là doanh nghiệp làm công tác xã hội như truyền thống trước đây. 

Doanh nghiệp xã hội hướng đến việc tạo ra giá trị cho tất cả những bên có liên quan trong hệ sinh thái mà họ đang hoạt động bên cạnh cổ đông hay nhà đầu tư, điển hình như người lao động, đối tác, nhà cung cấp cộng đồng, xã hội.

Tại Việt Nam, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng cho tâm thế chuyển đổi này. Tín hiệu khởi sắc là đã có nhiều doanh nghiệp ý thức sâu sắc tới việc tiếp cận và phục vụ cho nhiều đối tượng. Vì thế, để đạt hiệu quả cao trong công tác triển khai các chương trình CSR, mục tiêu của doanh nghiệp là phải cùng lúc thỏa mãn nhiều đối tượng.

Trách nhiệm cả trong lẫn ngoài

Vừa qua, sau hơn một tuần triển khai, chiến dịch “trợ giá mùa dịch" của YODY đã quyên góp thành công số tiền 1,8 tỷ đồng cho Quỹ vaccine chống Covid-19, vượt kỳ vọng hơn 500 triệu đồng so với mục tiêu ban đầu. Kết quả đáng chú ý này có thể lý giải bởi mô hình CSR tổng lực với sự góp sức, nỗ lực của nhiều bên vì mục tiêu chung.

Chương trình Chương trình "Trợ giá mùa dịch" mang đầy tính nhân văn của YODY.

Điển hình là việc livestream (phát trực tiếp) mở màn chiến dịch của gia đình CEO YODY Nguyễn Việt Hòa đã bán được 1.021 đơn hàng, thu về 500 triệu đồng như một cách truyền lửa cho hàng ngàn nhân viên của công ty hưởng ứng. Nhiều nhân viên đã tự nguyện chia sẻ thông tin trên kênh Facebook cá nhân, thay ảnh đại diện. Các thông tin về số tiền biến động ra sao cũng được đăng tải liên tục.

Giá trị mà chiến dịch này mang lại không chỉ gói gọn trong số tiền quyên góp mà được thể hiện ở nhiều khía cạnh, bao gồm sự ưu đãi về giá cho người tiêu dùng trong điều kiện thắt chặt chi tiêu, tinh thần ''làm gương'' của người lãnh đạo trong việc nỗ lực lèo lái con thuyền vượt sóng và cuối cùng là trách nhiệm với cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chung của đại dịch. 

Từ CSR tới CSV - tích hợp giá trị

Theo bà Linh, sự khác biệt lớn nhất giữa CSR và CSV (creating shared values - tạo lập giá trị sẻ chia) cũng chính là giá trị tạo ra của từng chiến lược. Trong khi CSR tập trung vào tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng thì CSV tích hợp cùng lúc giá trị mang lại về kinh tế và lợi ích cho cộng đồng.

Xét về phương diện thực tế, không hẳn công ty nào cũng có tư duy thể hiện trách nhiệm với cộng đồng qua các chương trình hỗ trợ, từ thiện, đóng góp phát triển cộng đồng, và do đó thường không dành ngân sách và sự sẵn lòng để làm CSR.

Với CSV, khía cạnh đóng góp cho cộng đồng được tích hợp vào chiến lược phát triển kinh doanh của công ty, do đó tạo điều kiện cho công ty đóng góp trực tiếp cho cộng đồng ngay trong chính các hoạt động kinh doanh của mình.

Đơn cử như trong lĩnh vực bán lẻ, chuỗi siêu thị bán sỉ lớn có thể hỗ trợ, đào tạo cho nông dân đang cung cấp hàng hóa cho chuỗi của họ chiến lược hay cách thức để gia tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Chiến lược thúc đẩy nguồn cung ứng địa phương vừa giúp doanh nghiệp tối đa hóa chi phí, gia tăng lợi nhuận, vừa hỗ trợ phát triển ngành nghề cho nông dân địa phương và nâng cao doanh số cũng như cả lợi nhuận cho nông dân và giúp nông dân phát triển bền vững.

Ngay cả trong các lĩnh vực có tính thương mại cao, CSV vẫn có thể được ứng dụng. 

Tiêu biểu như dự án “trái phiếu xanh” của Bank of America từ năm 2013 đã huy động được 442 tỷ USD, kết nối các nhà đầu tư với các doanh nghiệp đang hoạt động để thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng tái tạo.

Họ đã có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các phương thức kinh doanh xanh và đổi mới phát triển, đồng thời bổ sung thêm một lĩnh vực kinh doanh mới có lợi cho công ty của họ.

Dự án xây dựng các trạm sạc ô tô của ABB từ năm 2015 đã lắp đặt 7.000 trạm sạc trên toàn cầu, giúp thúc đẩy việc sử dụng và phát triển ô tô điện nhằm giảm bớt lượng không khí ô nhiễm thải ra môi trường.

ABB vẫn đã tiếp tục với các sáng kiến gia tăng giá trị cho xã hội và tỷ suất lợi nhuận của họ với kế hoạch lắp đặt hàng trăm trạm sạc mới ở Mỹ trong những năm tới.

“Doanh nghiệp nên xem CSR là một phần quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Đặc biệt, CSV cần được tạo dựng từ chính động lực lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng của doanh nghiệp”, CEO hãng thời trang nội địa YODY khẳng định. 

Nguồn: TrendsVietnam

Bài viết liên quan

Khám phá những yếu tố tạo nên sự thành công của Direct Marketing
Khám phá những yếu tố tạo nên sự thành công của Direct Marketing
YouTube Shorts chính thức có mặt tại Việt Nam
YouTube Shorts chính thức có mặt tại Việt Nam
VÌ SAO MARKETING TRẢI NGHIỆM HẬU ĐẠI DỊCH LÀ MỘT ĐIỀU THIẾT YẾU
VÌ SAO MARKETING TRẢI NGHIỆM HẬU ĐẠI DỊCH LÀ MỘT ĐIỀU THIẾT YẾU
Lợi ích khi sử dụng hợp đồng điện tử
Lợi ích khi sử dụng hợp đồng điện tử